Kiểm định thang máy

Xã hội phát triển, nhiều khu đô thị mọc lên, thang máy trở thành thiết bị không thể thiếu ở các tòa nhà, chung cư, siêu thị…Thang máy khá an toàn, ít xảy ra sự cố do tất cả thang máy đều được kiểm định kỹ thuật an toàn trước khi đưa vào sử dụng. Vậy tại sao kiểm định thang máy lại hạn chế được tối đa nguy hiểm, tai nạn không đáng có, cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây.

Kiểm định thang máy là gì?

Thang máy là thiết bị nâng, dùng để chở hàng hoặc chở người. Thang máy có cabin với những kích thước khác nhau, được di chuyển theo một phương thẳng đứng và dừng ở các tầng xác định giúp việc đi lại và vận chuyển dễ dàng hơn.

Theo quy định của pháp luật bắt buộc các thang máy trước khi đi vào hoạt động đều phải kiểm định, cụ thể là thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết danh sách các thiết bị phải được kiểm định an toàn

Kiểm định thang máy định kỳ sẽ giúp phòng tránh nguy cơ gây tai nạn, mất an toàn trong quá trình vận hành, đảm bảo thang máy luôn hoạt động tốt nhất, giảm chi phí sửa chữa tối đa cho đơn vị sử dụng thang.

Danh sách các loại thang máy cần kiểm định

Các loại thang máy cần được kiểm định:

  • Thang máy thuỷ lực
  • Thang máy điện
  • Thang máy điện không có phòng máy
  • Thang máy chở hàng
  • Thang máy gia đình

Điều kiện để kiểm định thang máy

Thang máy đủ các điều kiện sau đây sẽ được kiểm định:

  • Thang máy phải được chuẩn bị ở điều kiện sẵn sàng đưa vào kiểm định;
  • Có đầy đủ hồ sơ kỹ thuật, tài liệu về thang máy cần kiểm định;
  • Yếu tố về môi trường xung quanh không làm ảnh hưởng đến việc kiểm định
  • Các điều kiện về an toàn lao động trong việc kiểm định cho các các kiểm định viên cũng phải được chuẩn bị đầy đủ và kỹ lưỡng. 

Quy trình về kiểm định thang máy

Ngày 30 tháng 9 năm 2021 Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội ban hành Thông tư số 12/2021/TT – BLĐTBXH thông tư ban hành quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy kèm theo QTKĐ 02-2021/BLĐTBXH quy trình này thay thế cho Các quy trình kiểm định QTKĐ: 21, 22, 24 -2016/BLĐTBXH Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy điện, thang thủy lực, thang máy điện không có phòng máy.

Khi tiến hành kiểm định an toàn thang máy các đơn vị cần kiểm định theo các bước sau:

  • Tiến hành kiểm tra lý lịch và hồ sơ sử dụng của thang máy.
  • Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài.
  • Kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật các bộ phận, chi tiết của thang máy
  • Thử vận hành thang máy
  • Xử lý kết quả kiểm định.

Thử không tải

Quá trình thử không tải. Người vận hàng cho thang máy hoạt động, cabin lên xuống 3 chu kỳ, kiểm định viên quan sát sự hoạt động của các bộ phận. Nếu thang hoạt động theo đúng tính năng thiết kế, không phát hiện bất thường thì thang đạt yêu cầu.

Thử tải động ở hình thức 100% tải định mức:

Tải thử được chất  đều trên sàn cabin, thang hoạt động ở vận tốc định mức và kiểm tra các thông số sau đây:

  • Đo dòng điện động cơ thang máy
  • Đo vận tốc cabin
  • Đo độ chính xác dừng tại các tầng phục vụ, đáng giá 
  • Thử bộ hãm an toàn cabin
  • Đối với thang máy thủy lực kiểm tra thêm các thông số: Thử van ngắt, van hãm, thử trôi tầng, thử thiết bị điện chống trôi tầng, thử phanh hãm an toàn.

Thử tải động ở hình thức 125% tải định mức:

Di chuyển thang lên điểm dừng trên cùng, chất tải 125% định mức dàn đều trên sàn cabin cho thang chạy xuống và kiểm tra:

Đối với thang máy điện Đối với thang máy thủy lực
– Phanh điện từ: Phương pháp thử và đánh giá theo điểm 4.2.1 TCVN 6904:2001.

– Bộ hãm an toàn cabin: Thử với tốc độ dưới tốc độ định mức (đối với bộ hãm an toàn êm), phương pháp thử và đánh giá theo điểm 4.2.3.1.2 TCVN 6904:2001 .

– Thử khả năng kéo: Phương pháp thử và đánh giá theo điểm 4.2.4 TCVN 6904:2001 .

– Thử thiết bị chèn: Phương pháp thử và đánh giá theo điểm 4.2.3 TCVN 6905:2001 .

– Thử thiết bị chặn: Phương pháp thử và đánh giá theo điểm 4.2.4 TCVN 6905:2001 .

Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi trong quá trình kiểm tra không phát hiện hư hỏng hoặc khuyết tật khác, thang hoạt động đúng tính năng thiết kế và đáp ứng các yêu cầu nêu trên.

Thời hạn kiểm định thang máy

Đối với thang máy lắp đặt ở các tòa nhà chung cư, văn phòng, trung tâm thương mại, bệnh viện, khách sạn, nhà máy sản xuất hay tại khu vực công cộng thời hạn kiểm định an toàn định kỳ thang máy là 02 năm/lần.

Đối với các thang máy lắp đặt tại các công trình khác các công trình nêu bên trên thì thời hạn kiểm định thang máy định kỳ là 03 năm/lần.

Thang máy hoạt động trên 15 năm thời hạn kiểm định là 01 năm/lần

Kiểm định viên có thể rút ngắn thời hạn kiểm định của thang máy trên cơ sở thống nhất với tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc quản lý thang máy. Trong trường hợp rút ngắn thời hạn kiểm định kiểm định viên phải ghi rõ lý do rút ngắn vào biên bản kiểm định.

Chi phí kiểm định thang máy

Chi phí Kiểm định thang máy được ban hành tại thông tư 41/2016/TT-BLĐTBXH. Thông tư này quy định mức thu phí kiểm định các loại máy móc, thiết bị, vật tư có có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. 

Giá kiểm định thang máy còn phụ thuộc vào khoảng từ đơn vị kiểm định tới nơi kiểm định, hiện trạng thực tế của thang. Vậy nên hãy liên hệ chúng tôi để có đơn giá kiểm định tốt nhất.

Đơn vị kiểm định thang máy uy tín

Với kinh nghiệm hoạt động lâu năm, công ty chúng tôi đảm bảo sẽ kiểm định, sửa chữa một cách kỹ lưỡng, tỉ mỉ không chỉ thang máy mà các thiết bị công nghiệp khác. Nếu khách hàng muốn kiểm định an toàn thang máy cho gia đình, công ty …hãy đến ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ một cách tốt nhất. Để biết thêm thông tin chi tiết mời bạn truy cập website https://kiemdinhantoan.com.vn/ .

DỊCH VỤ SIE

✅ Tiết kiệm chi phí

✅ Hơn 3000 khách hàng hài lòng

✅ Đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm

✅ Đáp ứng các yêu cầu pháp luật